Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

LÀM SAO ĐỂ TRƯỢT PATIN KHÔNG BỊ NGÃ

LÀM SAO ĐỂ TRƯỢT PATIN KHÔNG BỊ NGÃ

Lần đầu tiên xỏ chân vào đôi giày patin rồi thử đứng dậy, chắc hẳn ai cũng có cảm giác trơn trượt như sắp bị ngã vậy. Và chẳng may vừa đeo giày patin lần đâu tiên, do không cẩn thận rồi vội vàng bắt chiếc người ta trượt mà ngã dập mông 1 lần thì cảm giác sợ ngã sẽ theo bạn suốt quá trình tập trượt :v. Vậy làm sao để không bị ngã khi tập trượt patin??? Sau đây sẽ là một vài lời khuyên bổ ích cho các bạn. Hãy đọc thật kĩ nhé !!
pic_inlineskate-250x300

- Đầu tiên khi học truợt patin, phải tuyệt đối bình tĩnh, không được vội vàng. Khi đứng bạn phải giữ cho 2 chân ở vị trí hình chữ V, và pahỉ cố gắng gìm chân ở trạng thái như thế, không để cho 2 chân cách nhau quá xa.
- Không được để suy nghĩ là mình sẽ bị ngã tồn tại quá lâu trong đầu, hãy tự tin nghĩ rằng bạn có thể thăng bằng được và làm được.
- Khi đã đứng vững được thì bắt đầu bước chân sau lên trước ,mũi chân bước hơi nhích ra ngoài (bao nhiêu độ thì tùy bạn chọn miễn là bạn cảm thấy thoải mái)
- Dồn sức nặng thân người lên chân trước
- Tiếp tục làm như thế với chân còn lại
- Khi mới tâp phải bước thật chậm, từ từ ,sau đó lấy trớn và bạn có thể lướt nhanh và ko bị ngã (nhưng nói gì thì nói ko có ai trên đời này tập trượt patin mà ko bị ngã cả ,nếu bạn sợ đau thì lúc ra sân nên sử dụng các dụng cụ bảo hộ!)
child-line-rollerblade-skate-24055962
Bảo hộ từ đầu đến chơi không sợ ngã đau khi trượt giày patin
- Phải luôn luôn trong trạng thái hướng người về phía trước, tuyệt đối không được để người dướn về phía sau sẽ rất dễ bị ngã dập mông ( nếu bạn ngã rồi thì bạn sẽ biết cảm giác như thế nào rồi đây :D )
- Một lưu ý rất quan trọng nữa đó là, khi trượt lên dốc xuống dốc, phải hạ thấp người xuống và cúi về phía trước, nếu để trôi dốc thì 2 bàn chân phải song song với nhau, vì đa số các trương hợp ngã text mông là do trôi dốc mới bị ngã :D )
NẾU BẠN CHÚ Ý NHỮNG ĐIỀU TRÊN THI HÒAN TÒAN CÓ THỂ TỰ TIN XỎ CHÂN VÀO ĐÔI GIÀY PAPIN MÀ KHÔNG BAO GIỜ LO BỊ NGà:D . CHÚC BẠN TRƯỢT PATIN VUI VẺ !!!

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

SHOP TÔI YÊU PATIN 40A GIẢI PHÓNG – ĐỊA CHỈ MUA GIÀY TRƯỢT PATIN TỐT NHẤT

SHOP TÔI YÊU PATIN 40A GIẢI PHÓNG – ĐỊA CHỈ MUA GIÀY TRƯỢT PATIN TỐT NHẤT

Shop Tôi Yêu Patin – 40A Giải Phóng, Hà Nội chuyên:
- Bán các dòng giày trượt Patin, ván trượt patin, phụ kiện patin chất lượng cao, giá cả phải chăng.
996793_216753191805756_1259112033_n
- Bán áo TÔI YÊU PATIN cực kì năng động
IMGL0469
- Cho thuê Giày Trượt Patin tại công viên thống nhất
SONY DSC
- Dạy trượt Patin miễn phí khi mua hàng tại Tôi Yêu Patin, nhận dạy trượt cơ bản, trượt nâng cao tại nhà với đội ngũ dạy trượt patin chuyên nghiệp, năng động, nhiều kinh nghiệm.
SONY DSC
Đến với Shop Tôi Yêu Patin, Quý khách có thể hòan tòan yên tâm về chất lượng cũng như giá thành sản phẩm. Với phương châm đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, toàn bộ nhân viên của shop đều là các bạn trẻ biết trượt patin và có kinh nghiệm trong lĩnh vực patin, có thể tư vấn cho những khách hàng chưa có nhiều kiến thức về patin, cũng như chia sẻ những kinh nghiệm trượt patin miễn phí.
Shop Tôi Yêu Patin luôn là địa chỉ mua giày trượt Patin tốt nhất, tin cậy nhất cho các bạn!!!

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

Cách chăm sóc giầy patin

Có nhiều tai nạn sảy ra khi chúng ta chơi môn thể theo patin để giảm thiểu những tai nạn không đáng có này cần phải có ý thức bảo trì đôi giày trượt patin cẩn thận và thường xuyên. Vòng bi (Bearings) – một bộ phận quan trọng trong cấu tạo của đôi Roller, quyết định sự thoải mái của bạn khi bạn phiêu du trên 8 bánh xe. Dù là bộ phận bị che khuất, nhưng nó quyết định tốc độ, và quyết định cho những pha “bay lượn” của bạn trên mặt đường asphalt.

Làm ảnh hưởng đến vòng bi chủ yếu là cát, bụi và nước. Cát và bụi thường qua khe hở giữa tấm chắn bụi và vành vòng bi lọt vào bên trong, mài mòn bi và rãnh chạy bi rất nhanh chóng. Do vậy, nếu vòng bi không được để tâm chăm sóc, lâu dần khi vận hành vòng bi sẽ phát ra tiếng rào rạo, trèo trẹo do cấn cát bên trong. Những người trượt với những vòng bi như vậy thường than rằng “đôi giày patin của họ không chịu đi”, và khi họ trượt, tất cả bạn bè họ từ xa đều nhận thấy do âm thanh từ vòng bi phát ra. Nước, khi thấm vào bên trong vòng bi, lại gây ra một hiệu ứng khác không kém phần nguy hại: mỡ tra vào bi sẽ hấp thụ độ ẩm, vón cục và không còn giữ chức năng bôi trơn, mà vòng bi thì không thể hoạt động lâu với trạng thái khô mỡ như vậy. Và skate với một vòng bi “sắp chết” rõ ràng không vui vẻ gì, điều này bạn có thể tự trải nghiệm.
Do việc tháo gỡ, rửa và tra mỡ vào vòng bi gồm nhiều bước, mất nhiều công sức (mỗi bánh xe có 2 bearings, 8 bánh sẽ là 16 bearings cần được chăm sóc!), nên tốt hơn hết chúng ta nên giữ gìn tránh cho vòng bi lâu bị bám bẩn, bằng cách không trượt trên đường quá bẩn, đường có nhiều cát, đường ướt hoặc khi trời mưa.
CHĂM SÓC VÒNG BI
Quy tắc đầu tiên: Để dễ dàng chăm sóc, bearing phải được tháo gỡ từng phần một
Thứ hai, các bạn không được làm những điều sau đây:
1. Làm sạch chúng mà không tháo gỡ bằng cách dùng ống nhỏ giọt nhỏ các loại dầu bôi trơn qua khe bearing.
2. Nhúng vòng bi trong dầu hỏa hoặc các dung môi khác.
3. Luộc chúng.
4. Trở về khi vừa dính mưa (rất hay xảy ra phải không?), chỉ đơn giản là tháo và ngâm vòng bi vào xăng trong một hai ngày. Sau đó bạn sẽ không thể rửa sạch xăng bằng nước thường, và cái vòng bi không may mắn kia sẽ bắt đầu gỉ sét. Nếu sau 2 ngày bạn đổ xăng cũ ra, cho xăng mới vào và quay thử, lúc đấy vòng bi đã bị chết và rất khó quay.
Nhưng mặc dù bất cứ điều gì đi chăng nữa, kết quả chung cuối cùng cho các vòng bi vẫn sẽ là:
- Cát, bụi bẩn đọng lại dính với mỡ tra cũ chưa được rửa sạch trước khi tra mỡ mới.
- Tiếng kêu rào rạo kèm với sự mài mòn vòng bi.
Lúc này bạn cũng có sự lựa chọn là mua hẳn bộ vòng bi mới. Hoặc nếu không, chúng ta có thể tự chăm sóc chúng chỉ với chi phí cho 200-300 gram xăng.
Tháo gỡ vòng bi:
1. Tháo bánh xe khỏi trục.
2. Tháo vòng bi khỏi bánh xe bằng công cụ (thanh cứng hoặc tuốc-nơ-vít) có hình dạng gần như sau:
bạn sẽ khựi vòng bi ra khỏi bánh xe theo cách sau
Lưu ý khi khựi tránh để tuốc-nơ-vít chọc vào tấm chắn bụi, vì đây là phần mềm của vòng bi, dễ bị lõm.
Sau khi lấy được vòng bi khỏi bánh xe, làm sạch đất cát bẩn bám bên ngoài vòng bi bằng tăm và bàn chải khô (tránh để đất bẩn lọt ngược qua rãnh vào trong). Để tiếp tục bước tiếp theo, bạn cần xác định một điều quan trọng: vòng bi của bạn thuộc loại tháo được hay không tháo được (như đã trình bày ở trên).
- Nếu vòng bi của bạn thuộc loại không tháo được (không có vòng chữ C)
tốt hơn hết là đừng tiếp tục nếu không thật cần thiết, vì vòng bi loại này sẽ khó bẩn hơn, mỡ tra bên trong sẽ lâu khô hơn loại tháo được. Đồng thời, khi tháo loại vòng bi này, không tránh khỏi tấm chắn bụi của vòng bi sẽ bị biến dạng. Cách tháo loại vòng bi này sẽ được dịch trong một bài khác.
- Nếu vòng bi của bạn thuộc loại tháo được (có vòng chữ C):
Để tháo gỡ loại vòng bi này trước tiên bạn xác định khe hở của vòng chữ C. Sau đó dùng kim nhọn (có thể dùng compa) bắt đầu từ khe này khựi dần vòng chữ C ra khỏi vòng bi (chú ý vừa khựi vừa giữ để lấy ra từ từ, tránh để vòng chữ C bắn đi mất – tớ đã bị rồi!!). Sau khi tháo được vòng chữ C ra, chúng ta dễ dàng khựi tấm chắn bụi ra khỏi vòng bi.
RỬA VÒNG BI
Phù, do phần này quan trọng, tớ phải đọc thật kỹ và dịch thật chính xác, dẫn đến tốc độ dịch + type rất chậm!
Để rửa vòng bi, ta cần các thứ sau:
- Một lọ keo thủy tinh có nắp để đựng xăng ngâm vòng bi.
- Một phần chai nước ngọt được cắt ra (loại chai 1,5lít – tất nhiên, đã được làm sạch CocaCola hogiày trượt patinặc Pepsi!) cũng để đựng xăng rửa vòng bi.
- Thanh gỗ hoặc chiếc đũa cả (đũa lớn) để có thể sọt chặt vào lỗ vòng bi (như xiên thịt ấy! )
- 300-400 gram xăng
Vì ta sẽ thao tác với xăng, cho nên tốt hơn hết việc rửa vòng bi nên thực hiện ngoài trời, cách xa các vật dụng dễ cháy để đề phòng hỏa hoạn .

Vì sao chúng ta chọn xăng? Vì nó là dung dịch tốt nhất để làm tan bất cứ loại dầu mỡ nào và rửa đi những cát bụi bẩn kèm theo. Một lời khuyên: chúng ta không dùng các dung dịch khác để rửa như cồn, dầu thông, dầu hôi (dầu hỏa),… vì các dung dịch này sẽ không rửa được triệt để mỡ cũ trong vòng bi.
giày trượt patin
Nào bắt đầu. Đầu tiên chúng ta ngâm các vòng bi (đã được tháo hoàn toàn tấm chắn bụi và vòng chữ C) trong lọ keo thủy tinh đựng xăng trong một thời gian ngắn (chú ý đọc lại điều 4 trong phần những điều không nên làm ở trên – “không được ngâm vòng bi vào xăng trong một hai ngày sau khi đi mưa”). Sau đó trong khi lọ keo vẫn đậy nắp, ta lắc mạnh lọ trong vài phút để cho mỡ cũ trong vòng bi tan vào xăng. Lấy các vòng bi ra và đổ xăng bẩn đi.
Lúc này cho xăng vào lọ nhựa (đáy chai nước ngọt), dùng đũa “xiên” vòng bi rồi thả vào lưng chừng nửa lọ. Dùng ngón tay quay vòng bi (vẫn dính vào đũa và ngập trong xăng). Khi quay, những cặn bẩn còn lại trong vòng bi sẽ trôi ra ngoài. Ta vừa quay vừa nhìn và lắng nghe xem vòng bi quay “ngon” chưa cho đến khi hết sạch cặn bẩn bám bên trong (khi vòng bi sạch có khi có thể quay được 10-15 giây trong xăng!). Lần lượt làm như vậy đối với các vòng bi còn lại. Đặt những vòng bi đã sạch trên tờ giấy sạch để phơi khô xăng, chuẩn bị cho bước tiếp theo: tra mỡ.
TRA MỠ
Mỡ dùng để tra vào vòng bi cần dùng loại mỡ bò dùng để tra vào vòng bi xe đạp: đây là mỡ dạng đặc quánh.
Loại dầu, nhớt lỏng được khuyên là không nên sử dụng ở đây, nhất là đối với thể loại fitness-free skating-street skating!
Trong trường hợp bất khả kháng phải dùng loại dầu này thì nên được tra thường xuyên (mỗi 60-100km trượt), nhưng hiệu ứng của nó cũng không cao. Và loại dầu này gần như vô tác dụng đối với các lọai vòng bi sau:
- ABEC 1 hoặc ABEC 3
- đã quá cũ
- vòng bi cho bộ môn aggressive
Mỡ bò không những có tác dụng bôi trơn vòng bi tốt hơn loại dầu, nhớt lỏng trên, mà còn bảo vệ vòng bi khỏi bụi, cát bẩn lọt vào.
Chú ý khi bôi mỡ nên tập trung bôi vào phần tiếp xúc xung quanh bi, bôi đều tất cả các bi (7 bi), rãnh chạy bi trên vành trong và vành ngoài. Không nên bôi quá nhiều hoặc bôi một cục quá lớn, có thể bị tràn ra ngoài khi ta đậy tấm chắn bụi.
Cuối cùng chỉ là những công đoạn ngược lại: đậy tấm chắn bụi, lắp vòng chữ C, lắp vòng bi vào bánh xe, lắp bánh xe vào Roller và…tận hưởng!!
Việc chăm sóc vòng bi kết thúc ở đây, chúc các bạn thành công, hài lòng với những vòng bi của mình đã trở-lại-như-mới!!

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

HƯỚNG DẪN TRƯỢT PATIN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

HƯỚNG DẪN TRƯỢT PATIN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Có bao giờ bạn đi trên đường, bắt gặp một ai đó đang vi vu trên đôi giày trượt Patin và tự hỏi liệu có một đôi giày trượt, mình có trượt được như thế không nhỉ??
SONY DSC
Câu trả lời tất nhiên là có :D . Mặc dù trượt patin là một môn thể thao đòi hỏi sự thăng bằng và dẻo dai của cơ thể rất cao nhưng đó chỉ là đối với những ai trượt chuyên nghiệp với những kĩ thuật đỉnh cao. Còn trượt Patin bình thường, vi vu trên đôi giày trượt cho khoây khỏa đầu óc thì lại cực kì đơn giản. Sau đây Shop Tôi Yêu Patin xin chia sẻ một số kinh nghiệm cho bạn nào mới bắt đầu học trượt patin và lần đầu tiên xỏ chân vào đôi giày trượt.
Kinh nghiệm đầu tiên cho các bạn mới tập trượt patin đó là phải tìm một địa điểm lý tưởng để tập trượt. đó có thể là một nơi bằng phẳng, nhưng nên có 1 sân cỏ bên cạnh và có chỗ để ngồi đeo giày trượt ( có thể là ghế đá, bờ lan can, hay đơn giản bạn có thể mang theo một chiếc ghế sao cho ngồi xuống chân chạm đất là được :D ). Sau khi tìm được địa điểm lý tưởng rồi các bạn có thể bắt đầu làm theo các bước sau :)
- Bước 1: Xỏ giày trượt
Thoạt đầu mới nghe ai cũng nghĩ là xỏ giày là bước cơ bản nhất, đơn giản nhất mà nhiều người khi hướng dẫn người mới tập trượt thường bỏ qua. Nhưng chúng tôi khuyên bạn nên để ý kĩ bước này và lưu ý một số điều như sau:
+ Trước khi xỏ chân vào giày nên nới lỏng 2 nút dây trên cùng ra, và kéo lưỡi giày hẳn ra bên ngòai.
+Xỏ chân vào giày 1 cách bình thường, điều chỉnh chân sao cho thoải mái nhất
+Kéo lưỡi giày vào bên trong khóa trên, buộc dây giày lại và khóa giày lại.
+ Lưu ý nên khóa giày vừa phải, không nên khóa chặt quá sẽ dễ bị đau chân.
- Bước 2: Tập đứng
Sau khi xỏ giày xong bạn đặt 2 chân lên cỏ, 2 gót chân khép lại hình chữ V ( xem hình minh họa 1) ,
Untitled-1
Sau đó từ từ đứng thẳng dậy. Vì cỏ ma sát lớn nên bánh giày trượt patin sẽ không bị xoay và bạn có thể đứng rất dễ dàng. Trường hợp nếu không có sân cỏ, bạn nên chống hay tay vào đầu gối, từ từ đứng dậy nhưng vẫn giữ nguyên 2 tay ở đầu gối, làm như thế bạn sẽ có cảm giác chân mình cứng hơn và dễ thăng bằng hơn. Sau khi đã quen với việc đứng và chống hai tay vào đầu gối bạn có thể từ từ bỏ tay ra và đứng thẳng người lên. Nên tập đứng tầm 2-3 phút cho quen giày, làm sao bạn có cảm giác như đứng trên một đôi giày bình thường rồi sau đó mới chuyển sang bước 3.
- Bước 3: Tập đi
Sau khi đã đứng vưng được trên đôi giày trượt patin, bạn sẽ bắt đầu tập đi. Hãy tưởng tượng mình đag đi trên một đôi giày bình thường và đừng bao giờ nghĩ đến chuyện bị ngã  thì bạn sẽ biết trượt patin rất nhanh. Bây giờ hãy nhẽ nhàng nhấc 1 chân của bạn lên, bước 1 bước thật ngắn, cách vị trí đặt chân cũ tầm 5-7 cm. Lưu ý khi bước chân lên hai chân vẫn phải xếp hình chữ V, gót chân trước gần sát vào vị trí 1/3  bàn chân sau tính từ gót (xem hình minh họa 2).
Untitled-2
Tương tự bước chân còn lại lên (Hình minh họa 3)
Untitled-3

Cố gắng tập đi theo hướng dẫn ở trên, lưu ý là nếu khó quá có thể bước ngắn lại, và bước thật chậm, sau khi đã quen rồi mới tăng dần chiều dài bước chân và tốc độ, Sau khi đã quen với việc bước đi trên giày và có thể đi lại dễ dàng trên đôi giày trượt thì coi như các bạn đã gần biết trượt rồi đấy, chỉ còn 1 bước xíu xíu nữa là xong thôi. cố lên :D
- Bước 4: Tập trượt
Bạn vẫn bước đi bình thường nhưng thay vào mỗi bước đi bộ, bạn nhấc chân lên khỏi mặt đất sau đó đặt xuống và cố gắng trượt nhẹ cho giày lướt trên mặt đất 1 đoạn. Đầu gối hơi trùng và trọng tâm người đổ vào chân trước. Nhấc chân sau lên và thực hiện động tác tương tự chân trước. Lưu ý nên nhấc chân sau lên ngay sau khi chân trước chạm đất, không được để 2 chân cách xa nhau quá rồi mới nhấc. Thực hiện động tác tương tự như thế cho khi bạn có cảm giác là đang trượt patin và thốt lên:” Tôi biết trượt Patin rồi !!” là bạn đã biết trượt patin rồi đấy :D
Rất đơn giản phải không các bạn!!!
Còn chần chừ gì nữa mà không xỏ chân vào đôi giày trượt và tận hưởng cảm giác thú vị  lướt đi trên mặt đất nào ^^
8688659

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

SÂN BĂNG CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT – ĐỊA ĐIỂM TRƯỢT PATIN LÝ TƯỞNG

SÂN BĂNG CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT – ĐỊA ĐIỂM TRƯỢT PATIN LÝ TƯỞNG

Từ cổng Trần Nhân Tông đi thẳng sâu vào công viên Thống Nhất, bạn sẽ thấy một sân khấu có diện tích khá lớn, được lát đá hoa toàn bộ ( do vậy nên sân khấu này còn được người ta gọi là sân đá :D). Nằm ngay sát bờ hồ Bảy Mẫu thơ mộng nên sân khấu này luôn là một đại điểm lí tưởng để tổ chức các chương trình, sự kiện lớn nhỏ. Bên cạnh chức năng chính là một sân khấu, sân đá này trong những ngày thường là nơi tập trung nhiều người nhất công viên. Ở đây mọi người có thể thoải mái chơi các môn thể thao, ngồi nghỉ ngơi, uống nước, một không gian lí tưởng để thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng. Đặc biệt, đối với các bạn trẻ đam mê trượt Patin thì đây là một địa điểm siêu lý tưởng để trượt Patin.
973801_134141140122235_571654465_n SONY DSC
Như các bạn đã biết, trượt Patin là một môn thể thao cần một không gian càng rộng càng bằng phẳng càng tốt. Một sân khấu lát tòan đá hoa, nằm sát một hồ nước mênh mông lộng gió thì còn gì lý tưởng bằng!!!
SONY DSC SONY DSC
Nếu bạn ghé qua sân khấu này vào khoảng thời gian tầm 5h chiều trở đi thì gần như sân băng này không còn khoảng trống nào là không có người trượt Patin. Đối tượng trượt Patin thì đủ tất cả các lứa tuổi. Từ một cô nhóc 3,4 tuổi đi đôi giày trượt patin cougar cũng có, những cậu bé cấp 1 loắt choắt trượt đuổi bắt nhau, đến các bạn trẻ thanh thiếu niên luyện tập slalom xếp cốc dào dằng dặc, hay cả 1 nhóm thanh niên tụ tập khoe nhau các tuyệt kĩ slide mới tập được. Tầm đến khoảng 6,7 h tối là khoảng thời gian sân khấu trở nên lung linh hơn bao hết mà không cần nhờ hệ thống đèn sân khấu chuyên nghiệp. Thay vào đó là hệ thống đèn led từ chế của những đôi giày trượt patin, đèn led bánh của những đôi giày trượt trẻ em,… :D .
Nếu bạn đam mê và thích trượt Patin mà nhà ở gần khu vực công viên thống nhất thì còn chờ đợi j nữa mà không bỏ chút thời giàn rảnh rỗi buổi chiều tối để ra thỏa mãn niềm đam mê Patin tại sân khấu này. Do đặc thù là một sân trượt Patin lý tưởng nên có rất nhiều đội nhóm, clb trượt Patinthường đến đây giao lưu. Đặc biệt ở đây còn có dịch vụ cho thuê giày trượt patin của shop Tôi Yêu Patin, cùng đội ngũ dạy trượt patin chuyên nghiệp luôn túc trực vào mỗi buổi chiều để giúp đỡ và thỏa mãn niềm đam mêm patin của các bạn trẻ.
SONY DSC
HÃY ĐẾN SÂN BĂNG CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT – HÃY ĐẾN VỚI TÔI YÊU PATIN ĐỂ KHƠI DẬY NIỀM ĐAM MÊ PATIN CÁC BẠN NHÉ !!!

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Hướng dẫn trượt patin căn bản

Ngoài một đôi giày trượt patin tốt các bạn nên tìm hiểu về kỹ thuật trượt căn bản
Nói về vấn đề này là không bao giờ thừa, để có một lực đẩy lớn và trượt được vũng vàng, các bạn phải có một tư thế chuẩn ngay từ ban đầu. Mục đích cơ bản của việc này là tìm được một tư thế thăng bằng trước khi trượt. Và sau đây là một số lời khuyên cho những ai mới tập….
1.Tư thế của thân.
Cơ thể bạn phải thoải mái, hơi cong, nếu bạn thẳng người quá thì trọng tâm sẽ cao và sẽ gây khó khăn trong di chuyển. Càng thấp thì chúng ta càng thăng bằng . Cần chú ý là chân bạn cũng phải cong chứ không riêng gì thân. Nếu bạn mới tập mà muốn thử gập người không cong chân thì tôi khuyên bạn nên có đủ đồ bảo vệ.
2.Mắt nhìn
Mắt luôn nhìn thẳng ra phía trước, tất nhiên là để nhìn thấy và tránh những chướng ngại vật. Nếu bạn nhìn xuống đất hay chân bạn, thứ nhất bạn không có thăng bằng, thứ hai như đã nói phản xạ của bạn chưa đủ để tránh “hòn gạch” với khoảng cách gần.
3.Đầu gối
Hơi cong về phía trước và đươc thả lỏng để tránh tình trạng lưng bị gập lại.
4.Tay
Hơi cong và được đặt ở phía trước. Gan bàn tay úp xuống, nên nhớ là không bao giờ nên cứng tay vì khi trượt, tay vung nhịp nhàng sẽ giúp bạn thăng bằng hơn.
5.Chân
Hai chân cong sẽ giúp bạ thăng bằng hơn và tránh được những cú sốc trên đường (như ổ gà chẳng han).
6.Bàn chân
Đặt rộng ngang vai dĩ nhiên để bạn không bi ngã sang 2 bên
7.Cách rẽ cho Roller
*Kiểu 1 (đơn giản)
Đi roller cũng như đi xe đạp, chúng ta rẽ nếu nghiêng trọng tâm vào phía cần rẽ. Điều chúng ta cần nói đến ở đây là trọng tâm của cả cơ thể bạn. Với các bạn mới tập điều này không phải đơn giản. Các bạn có xu hướng nghiêng phần trên của cơ thể còn phần chân thì lại nghiêng sang phía còn lại để giữ thăng bằng, các bạn nên tránh điều này vì như thế bạn vẫn chỉ đi thẳng thôi. Nói đến nghiêng ở đây là nghiêng cả người, cả cơ thể và đôi roller của bạn. Trọng lượng của cơ thể dồn vào chân ở phía trong. Chân trong hơi trùng xuống và chân ngoài đẩy nhẹ để giúp bạn rẽ dễ dàng hơn.
Vai và hông của bạn vặn theo chiều quay. Tay của bạn đánh theo hướng còn lại để lấy thăng bằng.
* Kiểu 2 (cấp độ khó)
Để tả sơ qua về kiểu này : chân bước trong lúc rẽ, rẽ sang bên nào thì vắt chân phía bên kia sang. Với kiểu này bạn sẽ không bị mất tốc độ khi rẽ.
Khi bắt đầu vào khúc cua, trọng tâm của cơ thể bạn dồn vào chân phía bên trong theo chiều cua. Chân phía bên ngoài bước vào trong và chuyển trọng tâm vào chân đó. Khi rẽ chân phía trong đẩy mạnh ra phía ngoài để có đà ngay khi rẽ. Hai bàn chân nên đẩy vuông góc để có lực lớn nhất.
8. Đi lùi ( Jay hok có tập chuyên về đi lùi nên có jì thông cảm nha )
2 chân bạn mở ra và khép lại liên tục, với một vận tốc vừa phải. Lúc bắt đầu, 2 chân bạn để rộng ngang vai, 2 mũi chân hơi hướng vào trong. Đẩy 2 chân ra ngoài, người hơi hướng ra phía trước để tạo lục đẩy ra phía sau.
Đan chân lùi.
Muốn tập kiểu này dễ dàng thì bạn cần phải có một lực nào đó để đi lùi như tôi lúc đầu tập thì đẩy vào cột điện để lấy đà. Một chân đưa ra sau rồi 2 chân đan để lấy đà. Trọng tâm của ban đặt vào chân trước.
9.Phanh
Khi đã đứng vững trên đôi roller, bạn sẽ muốn đi nhanh hơn nhưng nếu bạn không biết phanh thì đôi khi cũng hơi phiền phức. Vậy nên phanh cũng rất quan trọng. Hãy bắt đầu từ những kiểu phanh cơ bản :
*Phanh cơ bản:
Lúc đầu mua roller (đa số) bạn sẽ có 1 cái phanh khá to, khá dài ở phía sau (thường là chân phải). Không khó khăn gì bạn sẽ nghĩ ngay ra làm thế nào để phanh, nhưng cứ thử 1 lần rồi xem bạn sẽ thấy nó cũng không đơn giản lắm. Kĩ thuật thì chỉ có thế này : 2 chân tách ra, 1 trước 1 sau. Chân sau trùng xuống làm trụ, chân phanh đằng trước thì ngửa lên để tì cái phanh xuống và phanh. Lúc đầu mới tập bạn nên ấn nhẹ nhẹ thôi không là bạn sẽ phanh kiểu mới (phanh bằng mặt đấy
Kiểu phanh đầu tiên đã xong (chứng tỏ bạn cũng có chút năng khiếu). Lúc này bạn có thể tập slalom, bạn sẽ thấy cái PHANH no to thế nào, dài thế nào. Hãy vứt cái phanh đi và tập kiểu phanh khác, bằng bánh (hơi hại bánh nhưng không sao :
* Chữ T :
đúng như tên gọi, bạn để 1 chân đi thẳng, chân đó là chân trụ của bạn, chân còn lại đưa ra sau và đặt ngang ra để 4 bánh mài xuống đất, thế là phanh được. Chân sau của bạn có thể đặt 45° hay 90° so với chân trước. Có 3 cách đặt chân sau : chân sau sát với chân trước, chân sau cách xa chân trước (tốc độ càng nhanh thì khoảng cách 2 chân càng lớn), và kiểu phanh từng chân một. Cái khó của kiểu này là khi bạn đặt chân ngang ra thì bạn sẽ bi quay 1 vòng, thế nên chân trụ của bạn phải hơi mở ra ngoài.
* Phanh quay :
kiểu phanh này là ít mòn bánh nhất và còn giúp bạn khi tập đi thẳng chuyển sang lùi. Cũng như phanh T, bạn để 1 chân đi thẳng, quan trọng là chân sau. Chân sau hơi kiễng (nhớ là hơi kiễng thôi) rồi quay ngang ra, người ngả vào tâm đường tròn, hai đầu gối mở ra 180° và thế là tự chân bạn sẽ quay.
* Phanh song song :
kiểu này dành cho những bạn đã vững trên roller (các bạn nên có bảo vệ nếu không chắc chắn vào bản thân). Đây là kiểu phanh an toan nhất va cũng là khó nhất ở mức độ cơ bản. Kiểu phanh này chỉ làm được ở một tốc độ nhất định (khá cao với người mới tập). Bạn phải có 1 sự chuẩn bị trước khi phanh tức là phải để 2 chân song song đi 1 đoạn, rồi đột ngột chân bạn bẻ ngang ra (tùy vào bên thuân), chân sau sẽ tự theo chân trước, còn nếu không theo thì bạn phải kéo nó theo, đó là chân của bạn mà. Để phanh đẹp nên chú ý 2 chân bạn phải song song khi phanh.
Tag:  giày patingiày trượt patingiay patingiay truot patin

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Cách chăm sóc bảo dưỡng giày patin

Có nhiều tai nạn sảy ra khi chúng ta chơi môn thể theo patin để giảm thiểu những tai nạn không đáng có này cần phải có ý thức bảo trì đôi giày patin cẩn thận và thường xuyên. Vòng bi (Bearings) – một bộ phận quan trọng trong cấu tạo của đôi Roller, quyết định sự thoải mái của bạn khi bạn phiêu du trên 8 bánh xe. Dù là bộ phận bị che khuất, nhưng nó quyết định tốc độ, và quyết định cho những pha “bay lượn” của bạn trên mặt đường asphalt.

Làm ảnh hưởng đến vòng bi chủ yếu là cát, bụi và nước. Cát và bụi thường qua khe hở giữa tấm chắn bụi và vành vòng bi lọt vào bên trong, mài mòn bi và rãnh chạy bi rất nhanh chóng. Do vậy, nếu vòng bi không được để tâm chăm sóc, lâu dần khi vận hành vòng bi sẽ phát ra tiếng rào rạo, trèo trẹo do cấn cát bên trong. Những người trượt với những vòng bi như vậy thường than rằng “đôi roller của họ không chịu đi”, và khi họ trượt, tất cả bạn bè họ từ xa đều nhận thấy do âm thanh từ vòng bi phát ra. Nước, khi thấm vào bên trong vòng bi, lại gây ra một hiệu ứng khác không kém phần nguy hại: mỡ tra vào bi sẽ hấp thụ độ ẩm, vón cục và không còn giữ chức năng bôi trơn, mà vòng bi thì không thể hoạt động lâu với trạng thái khô mỡ như vậy. Và skate với một vòng bi “sắp chết” rõ ràng không vui vẻ gì, điều này bạn có thể tự trải nghiệm.
Do việc tháo gỡ, rửa và tra mỡ vào vòng bi gồm nhiều bước, mất nhiều công sức (mỗi bánh xe có 2 bearings, 8 bánh sẽ là 16 bearings cần được chăm sóc!), nên tốt hơn hết chúng ta nên giữ gìn tránh cho vòng bi lâu bị bám bẩn, bằng cách không trượt trên đường quá bẩn, đường có nhiều cát, đường ướt hoặc khi trời mưa.
CHĂM SÓC VÒNG BI
Quy tắc đầu tiên: Để dễ dàng chăm sóc, bearing phải được tháo gỡ từng phần một
Thứ hai, các bạn không được làm những điều sau đây:
1. Làm sạch chúng mà không tháo gỡ bằng cách dùng ống nhỏ giọt nhỏ các loại dầu bôi trơn qua khe bearing.
2. Nhúng vòng bi trong dầu hỏa hoặc các dung môi khác.
3. Luộc chúng.
4. Trở về khi vừa dính mưa (rất hay xảy ra phải không?), chỉ đơn giản là tháo và ngâm vòng bi vào xăng trong một hai ngày. Sau đó bạn sẽ không thể rửa sạch xăng bằng nước thường, và cái vòng bi không may mắn kia sẽ bắt đầu gỉ sét. Nếu sau 2 ngày bạn đổ xăng cũ ra, cho xăng mới vào và quay thử, lúc đấy vòng bi đã bị chết và rất khó quay.
Nhưng mặc dù bất cứ điều gì đi chăng nữa, kết quả chung cuối cùng cho các vòng bi vẫn sẽ là:
- Cát, bụi bẩn đọng lại dính với mỡ tra cũ chưa được rửa sạch trước khi tra mỡ mới.
- Tiếng kêu rào rạo kèm với sự mài mòn vòng bi.
Lúc này bạn cũng có sự lựa chọn là mua hẳn bộ vòng bi mới. Hoặc nếu không, chúng ta có thể tự chăm sóc chúng chỉ với chi phí cho 200-300 gram xăng.
Tháo gỡ vòng bi:
1. Tháo bánh xe khỏi trục.
2. Tháo vòng bi khỏi bánh xe bằng công cụ (thanh cứng hoặc tuốc-nơ-vít) có hình dạng gần như sau:
bạn sẽ khựi vòng bi ra khỏi bánh xe theo cách sau
Lưu ý khi khựi tránh để tuốc-nơ-vít chọc vào tấm chắn bụi, vì đây là phần mềm của vòng bi, dễ bị lõm.
Sau khi lấy được vòng bi khỏi bánh xe, làm sạch đất cát bẩn bám bên ngoài vòng bi bằng tăm và bàn chải khô (tránh để đất bẩn lọt ngược qua rãnh vào trong). Để tiếp tục bước tiếp theo, bạn cần xác định một điều quan trọng: vòng bi của bạn thuộc loại tháo được hay không tháo được (như đã trình bày ở trên).
- Nếu vòng bi của bạn thuộc loại không tháo được (không có vòng chữ C)
tốt hơn hết là đừng tiếp tục nếu không thật cần thiết, vì vòng bi loại này sẽ khó bẩn hơn, mỡ tra bên trong sẽ lâu khô hơn loại tháo được. Đồng thời, khi tháo loại vòng bi này, không tránh khỏi tấm chắn bụi của vòng bi sẽ bị biến dạng. Cách tháo loại vòng bi này sẽ được dịch trong một bài khác.
- Nếu vòng bi của bạn thuộc loại tháo được (có vòng chữ C):
Để tháo gỡ loại vòng bi này trước tiên bạn xác định khe hở của vòng chữ C. Sau đó dùng kim nhọn (có thể dùng compa) bắt đầu từ khe này khựi dần vòng chữ C ra khỏi vòng bi (chú ý vừa khựi vừa giữ để lấy ra từ từ, tránh để vòng chữ C bắn đi mất – tớ đã bị rồi!!). Sau khi tháo được vòng chữ C ra, chúng ta dễ dàng khựi tấm chắn bụi ra khỏi vòng bi.
RỬA VÒNG BI
Phù, do phần này quan trọng, tớ phải đọc thật kỹ và dịch thật chính xác, dẫn đến tốc độ dịch + type rất chậm!
Để rửa vòng bi, ta cần các thứ sau:
- Một lọ keo thủy tinh có nắp để đựng xăng ngâm vòng bi.
- Một phần chai nước ngọt được cắt ra (loại chai 1,5lít – tất nhiên, đã được làm sạch CocaCola hoặc Pepsi!) cũng để đựng xăng rửa vòng bi.
- Thanh gỗ hoặc chiếc đũa cả (đũa lớn) để có thể sọt chặt vào lỗ vòng bi (như xiên thịt ấy! )
- 300-400 gram xăng
Vì ta sẽ thao tác với xăng, cho nên tốt hơn hết việc rửa vòng bi nên thực hiện ngoài trời, cách xa các vật dụng dễ cháy để đề phòng hỏa hoạn .

Vì sao chúng ta chọn xăng? Vì nó là dung dịch tốt nhất để làm tan bất cứ loại dầu mỡ nào và rửa đi những cát bụi bẩn kèm theo. Một lời khuyên: chúng ta không dùng các dung dịch khác để rửa như cồn, dầu thông, dầu hôi (dầu hỏa),… vì các dung dịch này sẽ không rửa được triệt để mỡ cũ trong vòng bi.
Nào bắt đầu. Đầu tiên chúng ta ngâm các vòng bi (đã được tháo hoàn toàn tấm chắn bụi và vòng chữ C) trong lọ keo thủy tinh đựng xăng trong một thời gian ngắn (chú ý đọc lại điều 4 trong phần những điều không nên làm ở trên – “không được ngâm vòng bi vào xăng trong một hai ngày sau khi đi mưa”). Sau đó trong khi lọ keo vẫn đậy nắp, ta lắc mạnh lọ trong vài phút để cho mỡ cũ trong vòng bi tan vào xăng. Lấy các vòng bi ra và đổ xăng bẩn đi.
Lúc này cho xăng vào lọ nhựa (đáy chai nước ngọt), dùng đũa “xiên” vòng bi rồi thả vào lưng chừng nửa lọ. Dùng ngón tay quay vòng bi (vẫn dính vào đũa và ngập trong xăng). Khi quay, những cặn bẩn còn lại trong vòng bi sẽ trôi ra ngoài. Ta vừa quay vừa nhìn và lắng nghe xem vòng bi quay “ngon” chưa cho đến khi hết sạch cặn bẩn bám bên trong (khi vòng bi sạch có khi có thể quay được 10-15 giây trong xăng!). Lần lượt làm như vậy đối với các vòng bi còn lại. Đặt những vòng bi đã sạch trên tờ giấy sạch để phơi khô xăng, chuẩn bị cho bước tiếp theo: tra mỡ.
TRA MỠ
Mỡ dùng để tra vào vòng bi cần dùng loại mỡ bò dùng để tra vào vòng bi xe đạp: đây là mỡ dạng đặc quánh.
Loại dầu, nhớt lỏng được khuyên là không nên sử dụng ở đây, nhất là đối với thể loại fitness-free skating-street skating!
Trong trường hợp bất khả kháng phải dùng loại dầu này thì nên được tra thường xuyên (mỗi 60-100km trượt), nhưng hiệu ứng của nó cũng không cao. Và loại dầu này gần như vô tác dụng đối với các lọai vòng bi sau:
- ABEC 1 hoặc ABEC 3
- đã quá cũ
- vòng bi cho bộ môn aggressive
Mỡ bò không những có tác dụng bôi trơn vòng bi tốt hơn loại dầu, nhớt lỏng trên, mà còn bảo vệ vòng bi khỏi bụi, cát bẩn lọt vào.
Chú ý khi bôi mỡ nên tập trung bôi vào phần tiếp xúc xung quanh bi, bôi đều tất cả các bi (7 bi), rãnh chạy bi trên vành trong và vành ngoài. Không nên bôi quá nhiều hoặc bôi một cục quá lớn, có thể bị tràn ra ngoài khi ta đậy tấm chắn bụi.
Cuối cùng chỉ là những công đoạn ngược lại: đậy tấm chắn bụi, lắp vòng chữ C, lắp vòng bi vào bánh xe, lắp bánh xe vào Roller và…tận hưởng!!
Việc chăm sóc vòng bi kết thúc ở đây, chúc các bạn thành công, hài lòng với những vòng bi của mình đã trở-lại-như-mới!!